12 of 4,101
[sefirah:4456] Collection of Poems "Nirvana" composed by Binh Tam (Pham Van Binh) (19)
Vietnamese
English
Turn off for: Vietnamese
19. NHỮNG VÙNG CHẾT
Thuở bé, ở nông thôn, chúng tôi thường tắm ngoài ao, đầm, sông hồ, mương máng
và còn gánh nước ao, nước sông về để nấu cơm, đun nước
chứ làm gì phải dùng nước giếng khoan, nước máy như bây giờ.
Vậy mà chúng tôi vẫn lớn lên khỏe mạnh không bệnh tật.
Bữa cơm chỉ có đĩa rau con tép vẫn đánh hết ba bốn bát cơm.
Đêm hè ngủ ngoài sân, sáng dậy cắt đầy gánh cỏ rồi mới đi học.
Chiều về ra đồng chăn trâu, đánh trận giả, bơi sông.
Tối đến, học bài xong còn giúp mẹ giã một, hai cối gạo rồi mới đi ngủ.
Vậy mà thằng nào thằng ấy cứ lớn phổng phao như được thổi ống đu đủ chẳng biết đến viên thuốc cảm, thuốc đau bụng bao giờ.
Nhưng giờ đây,
mỗi khi có dịp về quê, lòng tôi lại xót xa ngao ngán
khi nhìn thấy con sông nơi ngày xưa chúng tôi vẫn thường bơi lội.
Đâu rồi dòng nước trong veo, tôm cá đầy đàn ẩn trong những khóm rong rêu ?
Chỉ còn đây dòng nước đục ngầu hôi hám như nước cống,
không hề thấy bóng một con tôm, con cá, một khóm rong rêu nào tồn tại.
Bởi vì những dòng nước thải chứa đầy hóa chất độc hại không được qua khâu xử lí tuôn vào từ những nhà xưởng dọc bờ sông đã hủy diệt chúng rồi
và biến dòng sông thành một vùng ngập tràn chết chóc.
Những ao, đầm, mương máng ngoài đồng cũng cùng chung số phận,
bởi thuốc trừ sâu, phân hóa học trong mấy chục năm qua phun
xuống ruộng đồng
đã giết sạch mọi loài sinh vật
và biến những ao, đầm, mương máng thành những vùng chết.
Không chỉ ở quê tôi,
nhiều dòng sông, ao, đầm, mương máng ở khắp dải đất mang hình chữ S này cũng thế.
Chúng đã trở thành những vùng chết,
trở thành những bẫy rập đối với mọi loài sinh vật kể cả con người
và là nơi phát sinh nhiều chứng bệnh nan y
kể cả bệnh ung thư và những chứng bệnh do chất độc màu cam.
Nhiều làng ung thư đã và đang xuất hiện.
Nhiều người đã chết vì căn bệnh ung thư phát sinh từ những vùng chết này.
Nhiều người đã mắc những chứng bệnh do chất độc màu cam từ những vùng chết này.
(Chứ không chỉ có ở những vùng bị quân đội Mĩ ném bom chứa chất độc màu cam trước đây !)
Nhiều cánh đồng xung quanh những nhà máy sử dụng hóa chất đã trở thành những cánh đồng chết.
Nhiều cánh đồng xung quanh những làng nghề thải rác công nghiệp không qua xử lí cũng đã trở thành những cánh đồng chết.
Nhiều nghĩa địa của những người mắc bệnh ung thư đã mọc lên,
ẩn giấu đằng sau chúng là bao câu chuyện đau lòng ...
Viết ra những dòng này,
tôi không rõ liệu chúng có đánh động được lương tâm những người gây ra những vùng chết trên đất nước này ?
liệu chúng có đánh động được lương tâm những người có thẩm quyền ngăn cản sự phát sinh những vùng chết trên đất nước này ?
hay chỉ như gió thoảng ngoài tai những kẻ coi lợi ích của riêng mình lớn hơn nỗi đau đồng loại ?
hay chỉ như gió thoảng ngoài tai những kẻ có thẩm quyền mà không thu được lợi ích gì trong việc ngăn cản sự phát sinh những vùng chết ?
7.2014
19. DEATHLY REGIONS
In our childhood, in the countryside, we often took a bath in ponds, lagoons, lakes, rivers, and canals;
and even carried pond and river water home to cook foods.
We didn’t have to use the water from drilled wells or waterworks as nowadays
but we still grew up healthily without any disease.
We had only vegetables and some tiny shrimps at meal but we could eat up three or four bowls of rice.
At Summer nights, we slept outdoor on the front yard, and after getting up, we cut grass for a full load before going to school.
In the afternoon, we went to the field to tend buffaloes, to play mimic battles and to swim in the river.
In the evening, after completing our homework we still helped our mothers pound one or two motars of rice before going to bed.
However we all grew fast as if blown by a papaw leaf stem without knowing any tablet for cold or bellyache at all.
But nowadays,
whenever having a chance of visiting the native village, my heart seems to be rent in pains and sorrows
when seeing the river where previously we often swam.
Where is the clear water flow full of fish and shrimps hiding themselves in water-plants and mosses ?
There exists only a water flow muddy and stinking as a sewage one
with no sign of a living shrimp or fish, nor a cluster of water-plants and mosses.
Because the waste water flows containing toxic chemicals without treatment running into the river from the plants along the riversides have already
exterminated them
and turned the river into a region full of deathly atmosphere.
The ponds, lagoons, canals on the field have had the same fate,
because the insecticides and chemical fertilizers sprayed in the last decades of year
have killed all of the living being species
and turned the ponds, lagoons and canals into deathly regions.
Not only in my native village,
many rivers, ponds, lagoons, canals all over the S-form land strip are in the same state.
They have become deathly regions,
and become traps to every living being including human ones
and they are a place generating many hopeless diseases
including cancer and diseases caused by the orange agent.
Many cancer villages have been appearing.
Many people have died of the cancer generated from these deathly regions.
Many people have caught diseases caused by the orange agent from these deathly regions.
(Not only from the regions attacked by the US army with bombs containing the orange agent in the previous time !)
Many fields around the plants using chemicals have become deathly fields.
Many fields around the trade villages discharging industrial waste without treatment have also become deathly fields.
Many graveyards for the people dying of cancer have appeared, hiding behind them many heart-broken stories...
When writing out these lines,
I don’t know if they can waken the conscience of the people causing deathly regions in this country,
if they can waken the conscience of the guys attaching more importance to their own benefits than their fellow human beings’ pains,
or they are just like a gust of wind blowing outside the ears of the competent officials but gaining no benefit in the prevention of the deathly region appearance.
|
No comments:
Post a Comment